Kinh doanh riêng là việc mà những người yếu tim không nên nghĩ đến. Nó đòi hỏi khá nhiều sự tập trung của bạn và chắc chắn bạn không thể thoát khỏi được tình trạng “stress”. Bên cạnh đó, nó cũng là một sân chơi để bạn thể hiện bản thân, có thể đem lại cho bạn kinh nghiệm cần thiết trong cuộc sống.
1. Đánh giá bản thân
Không phải ai cũng có những gì cần để bắt đầu một công ty. Trước khi đầu tư bất kỳ thời gian hoặc nguồn lực vào điều gì, bạn phải tự đánh giá bản thân và xem bạn có một số đặc điểm điển hình của một doanh nhân hay không? Bạn có bị ảnh hưởng không? Bạn có khả năng thích nghi và tự tin hay không? Bạn có kiên cường không?
2. Xậy dựng một ý tưởng
Đừng chỉ bắt đầu một doanh nghiệp chỉ vì một cái gì đó đang thịnh hành và bạn nghĩ rằng nếu thương mại hóa nó sẽ kiếm tiền. Bạn nên xây dựng một khái niệm kinh doanh mà bạn đang đam mê liên quan đến một cái gì đó mà bạn đã có kinh nghiệm với nó. Từ đó, đưa ra một sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn tin rằng có thể nâng cao đời sống người dùng.
3. Kiểm tra tính hợp lý
Khi bạn đã giải quyết xog phần ý tưởng, tìm hiểu cách nào bạn có thể làm cho nó trở thành hiện thực? Là sản phẩm hoặc dịch vụ một cái gì đó mà mọi người muốn hoặc cần? Bạn có thể tạo ra lợi nhuận bán nó hay không? Liệu sản phẩm có sử dụng, hoạt động được hay không?
4. Viết một kế hoạch kinh doanh
Một kế hoạch kinh doanh vững chắc sẽ hướng dẫn bạn đi đến thành công. Nó cần thiết để trình bày ý tưởng của bạn đến các nhà đầu tư tiềm năng. Kế hoạch kinh doanh của bạn nên bao gồm một tuyên bố mục tiêu, một bản tóm tắt công ty, một dịch vụ hoặc sản phẩm dịch vụ, một mô tả của một thị trường mục tiêu, kế hoạch tài chính và chi phí hoạt động…
5. Xác định thị trường của bạn
Mặc dù bạn có thể đã phát hiện một số vấn đề cần quan tâm của doanh nghiệp, nhưng bạn cũng cần phải làm điều đó nhiều hơn nữa. Đánh giá thị trường, nhắm vào khách hàng có tiềm năng để làm điểm tựa. Nên thực hiện một đánh giá về sự cạnh tranh trong thị trường của bạn.
6. Xác định chi phí
Tìm hiểu các yếu tố chi phí tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp này. Không chỉ giúp bạn quản lý doanh nghiệp của bạn một cách hiệu quả hơn mà các nhà đầu tư cũng sẽ muốn biết điều này.
7. Thiết lập một ngân sách
Khi bạn xác định bạn sẽ phải làm việc với bao nhiêu tiền, bạn phải phỏng chừng sử dụng bao nhiều tiền để phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và tạo ra một kế hoạch marketing hợp lý.
8. Tìm nhà đầu tư đúng đắn
Bạn sẽ cần một số nguồn tài trợ để bắt đầu, cho dù từ tiền tiết kiệm của bạn, thẻ tín dụng, cho vay, tài trợ hoặc đầu tư mạo hiểm. Vậy bạn nên tìm một nhà đầu tư, người cùng chia sẻ niềm đam mê của mình, một người mà bạn tin rằng bạn có thể làm việc với họ.
9. Nghe các nhà đầu tư
Cho dù bạn thích nó và đương nhiên là các nhà đầu tư không có tiếng nói trong công ty bạn nhưng bạn cần phải lắng nghe những lời khuyên hoặc gợi ý của họ. Điều đó không có nghĩa là bạn phải làm những gì họ nói với bạn.
10. Chọn một địa điểm kinh doanh
Chọn vị trí phù hợp nhất với nhu cầu của doanh nghiệp của bạn, một nơi mà trong đó cho bạn một cơ hội cho sự phát triển, mức độ cạnh tranh vừa phải và nằm gần với các nhà cung cấp. Và cũng cần để tiếp cận gần hơn với khách hang.
11. Đừng lo lắng về chỗ làm
Nếu bạn không kiếm được bất kỳ thu nhập nào thì bạn không cần phải quan tâm đến một văn phòng hay là một nhà kho.
12. Hãy linh hoạt
Rất có thể là ý tưởng ban đầu của bạn sẽ phải được sửa đổi. Có thể xoay, điều chỉnh hoặc có thể là xáo trộn để tạo ra những thứ khách hàng muốn. Điều này sẽ quyết định doanh nghiệp của bạn thất bại hay thành công.
13. Chia sẻ ý tưởng của bạn với bạn bè và gia đình
Bạn bè gần nhất và những người thân yêu nhất rất có thể sẽ là người trung thực nhất với bạn về doanh nghiệp của bạn. Đừng ngần ngại để tìm lời khuyên và gợi ý của họ.
14. Đừng giận dữ
Nếu ý tưởng của bạn bị từ chối bởi khách hàng hoặc các nhà đầu tư, đừng chống chọi lại với sự giận dữ. Hãy tìm hiểu những gì họ không thích, thực hiện điều chỉnh và quay trở lại với họ khi bạn đã thực hiện các thay đổi.
15. Phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ nhanh chóng
Nếu bạn phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn một cách nhanh chóng, bạn sẽ có thể xây dựng một cộng đồng khách hàng có thể cung cấp thông tin phản hồi có giá trị mà những thông tin đó có thể giúp bạn cải thiện các dịch vụ tốt hơn.
Một trong những lời của người sáng lập LinkedIn Reid Hoffman , “If you’re not embarrassed by your first product release, you’ve released too late”
16. Cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ mới
Nếu bạn đã có khách hàng, hãy chắc chắn để giữ cho họ bằng cách cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ mới.
17. Hãy kiên nhẫn
Luôn ghi nhớ rằng thành công sẽ không xảy ra qua 1 đêm. Nó sẽ mất một thời gian trước khi bạn tạo ra lợi nhuận.
18. Blog tất cả các thời gian
Đừng ngại chia sẻ tất cả những chiến thắng và thất bại của mình lên mạng xã hội. Khách hàng sẽ vui buồn cùng với những thành công và thất bại của bạn , điều đó làm tăng thêm độ uy tín của doanh nghiệp cũng như có thể một phần điều hướng khách hàng theo ý mình.
19. Tránh xung đột với các đối tác
Nếu bạn có bất đồng với các đối tác thì nên cắt đứt liên hệ càng sớm càng tốt. Trong cùng một mối quan hệ làm ăn, tranh cãi nhiều sẽ khiến bạn không tập trung vào phát triển công việc kinh doanh.
20. Thuê một copywriter
Trừ khi bạn là một nhà văn xuất sắc không thì nên thuê một copywriter để soạn email cho khách hàng mục tiêu cao. Một copywriter cũng sẽ chứng minh sự tiện dụng trong việc thông cáo báo chí và phần khác để truyền bá thương hiệu hoặc cung cấp thông tin cập nhật kinh doanh.
21. Đừng sợ phải cạnh tranh
Đừng nói xấu đối thủ cạnh tranh khi nói chuyện với chủ đầu tư hoặc khách hàng. Không cần phải trở thành một đối tượng của sự thương hại. Trong thực tế, nói chuyện theo cách này thậm chí có thể “xua đuổi” khách hàng đến một đối thủ cạnh tranh của mình (người cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng có thể không cần). Hãy nhớ rằng, khi sự cạnh tranh tồn tại thì thị trường mới tồn tại, thì trường còn tồn tại thì doanh nghiệp của bạn mới có chỗ đứng. Hãy sử dụng kiến thức đó như là nguồn cảm hứng để làm tốt hơn đối thủ.
22. Cung cấp dịch vụ khách hàng xuất sắc
Tương tác với mọi người là một phần quan trọng của công việc. Doanh nghiệp của bạn có thể thu được khách hàng mới vì bạn làm cho họ cảm thấy họ quan trọng. Ví dụ, Zappos không phải là cửa hàng trực tuyến đầu tiên để bán giày, nhưng Zappos đã thành công trong việc hoàn thiện bộ phận dịch vụ khách hàng của mình và có được nhiều người mua hơn.
23. Hãy chắc chắn chức năng trang web của bạn
Khách hàng tiềm năng muốn biết càng nhiều về doanh nghiệp của bạn càng tốt và họ sẽ có thể truy cập nhanh đến các thông tin trên trang web của bạn.
24. Hãy chắc chắn rằng khách hàng thanh toán hóa đơn của họ
Luôn chắc chắn để nhận thanh toán cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Thay vì bị lợi dụng, thiết lập một khung thời gian để thanh toán. Thiết lập hệ thống thanh toán trực tiếp cũng là điều cần thiết
25. Tìm nhân viên
Thuê đúng người cho công việc. Mặc dù đó là doanh nghiệp của bạn nhưng bạn sẽ không có tay nghề cao ở mọi nhiệm vụ và đó cũng là lý do tại sao bạn cần người đủ điều kiện để hoàn thành công việc.
26. Nói lời tạm biệt với đời sống xã hội của bạn
Bạn sẽ dành nhiều thời gian cho công việc kinh doanh. Thậm chí nếu bạn có kế hoạch một đêm đi chơi, bạn có thể về sớm vì một lý do bất kì nào đó. Hy vọng rằng những người gần gũi nhất trong cuộc sống của bạn sẽ hiểu.
27. Định nghĩa của sự thành công
Chỉ vì doanh nghiệp của bạn đã không làm cho bạn trở thành triệu phú (chưa) không có nghĩa là doanh nghiệp của bạn là một thất bại. Nếu bạn làm một thứ gì đó mà bạn đam mê có thể thu được lợi nhuận thì đó có phải là một câu chuyện về sự thành công?
Vậy bạn đã đủ tự tin để thành lập cho mình một công ty riêng chưa? Hãy liên hệ với chúng tôi tại đây để được tư vấn tốt nhất về những vấn đề liên quan như là: đăng ký chọn tên cho doanh nghiệp, mua bảo hiểm, các loại thuế khi thành lập, v.v …